Trái gió trở trời

Khí hậu Việt Nam thay đổi liên tục: Có khi nắng đó, lại mưa rào rào, rồi lại tạnh, lại nắng… Sự thay đổi giữa mưa nắng làm cho rất nhiều người “khốn đốn”, nhất là những người lớn tuổi và những người nắng không ưa mưa không chịu, dân gian quen gọi là bệnh “trái gió trở trời”, nhiều người cũng gọi là “cảm vặt”.

Nhiều trung tâm điều trị “hội chứng trở trời” đã mọc lên sau thành công vang dội của mô hình trung tâm điều trị đầu tiên ở Áo. Thầy thuốc ở đó được khen nhờ hai ưu điểm:

– Họ không điều trị chỉ để giải quyết triệu chứng

– Họ không áp dụng hóa chất tổng hợp mà chú trọng ứng dụng kinh nghiệm của y học cổ truyền.

Phương pháp điều trị của các nhà y học Áo rất đơn giản. Đó là:

– Ngâm chân nước nóng.

– Tắm bùn khoáng hay thuốc dược thảo.

– Uống trà với các cây thuốc giải cảm như cúc hoa, bạc hà, khuynh diệp…

– Dùng thuốc đa khoáng tố với kẽm, crôm, man-gan, magiê…

Ở Việt Nam hàng thế kỷ trước, cha ông chúng ta cũng đã có kinh nghiệm rất tốt để chống lại và thích nghi với sự “trái gió trở trời” này.

Trái gió trở trời - Spa gội đầu thảo dược Cỏ Thơm

1. NỒI THUỐC XÔNG:

Thông thường, nồi nước xông dùng các loại thảo dược như: lá tre, cúc tần, hoắc hương, hương nhu, sả, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá quế, ngũ trảo, từ bi,…Tùy theo từng chứng bệnh sẽ chọn loại dược thảo thích hợp.

Các thảo dược này đa số có tác dụng kháng sinh rất tốt. Khi xông, hơi nóng và hương thơm của các tinh dầu trong thảo dược sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa thân nhiệt, kích thích thần kinh. Đồng thời mồ hôi của người bệnh được thoát ra, tà khí (nguyên nhân gây bệnh) cũng theo lỗ chân lông và mồ hôi mà bị đẩy ra ngoài.

Như vậy, nồi xông có thể giải quyết gần như 90% bệnh, phần còn lại, uống thêm một vài thảo dược để tăng sức cho cơ thể, như vậy cơ bản là đã có thể khỏi bệnh một cách nhanh chóng và an toàn.

Trái gió trở trời - Spa gội đầu thảo dược Cỏ Thơm
Nồi thuốc xông có thể giải quyết gần như 90% bệnh

Vật liệu chuẩn bị cho phương pháp xông: Một cái nồi có sức chứa từ 4 đến 5 lít. Một khăn lông để lau mồ hôi. Một đôi đũa gỗ để xốc lá cây trong nồi. Một chăn rộng đủ để phủ kín người, ngồi trên một ghế thấp cùng với nồi xông đặt trước mặt.

Loại dùng chung cho cả cảm hàn, cảm nhiệt: lá sả, lá bưởi hoặc vỏ ngoài quả bưởi chín (bỏ cùi trắng, thái mỏng), ngải cứu, bồ bồ hoặc nhân trần, lá khuynh diệp (hoặc lá chè đồng, cây chổi xuể), lá tre, cành lá thanh táo (lá tre và cành lá thanh táo vừa là thuốc vừa là độn cho chặt nồi, chiếm 40% khối lượng tổng số dược thảo).

Loại dùng riêng, tùy theo tính bệnh:

– Cảm nhiệt dùng bạc hà, cúc tần, lá dâu, hương nhu (tía và trắng).

– Cảm hàn dùng cành lá kinh giới (có nụ thì tốt), tía tô, lá gừng vàng, húng chanh.

Tổng lượng dược liệu sau khi chọn nhặt sạch sẽ khoảng 600g -1kg.

Nếu không có sẵn thuốc ở quanh vườn nhà, có thể đến tiệm thuốc bắc mua một thang lá khô xông giải cảm (thường được làm sẵn thành một gói khoảng 150g gồm một số lá cây có tính phát tán giải biểu như hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà, ngũ trảo,…).

Để nồi nước xông trong phòng kín gió. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ nước cao hơn mặt thuốc 3-5cm, đun sôi từ 5-15 phút, bắc xuống. Đặt nồi nước xông trước mặt, giữa hai chân. Bệnh nhân trùm kín chăn, bỏ bớt quần áo. Lúc đầu chỉ mở hé nắp nồi để hơi nóng chỉ xông đến phần bụng và chân.

Khi quen với sức nóng có thể mở nắp nồi rộng hơn để hơi nóng bốc lên nhiều tùy theo sức chịu đựng của người xông. Vừa xông vừa cố gắng há miệng hít cho hơi thuốc vào mũi, miệng. Khi hơi nóng đã giảm, dùng đôi đũa gỗ xốc lá cây trong nồi để giúp hơi nóng tiếp tục bốc lên. Khi thấy lượng mồ hôi tiết ra đã vừa đủ hoặc khi nồi xông không còn bốc hơi nóng thì bỏ chăn ra, dùng khăn lau khô khắp người trước khi thay quần áo sạch.

Gạn lấy một chén nước trong của nồi nước xông (khoảng 50ml) cho người bệnh uống.

Pha thêm nước ấm sao cho đạt 37-38 độ C rồi tắm trong phòng kín gió, lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch.

Xem thêm: Ngâm chân thảo dược

Kết quả sau khi xông

Nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường hô hấp đến tận phế nang. Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường.

Tinh dầu và các chất bay hơi chứa trong thảo dược được kéo theo hơi nước, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu có tác dụng toàn thân, đồng thời sát khuẩn toàn bộ đường hô hấp. Chúng qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, làm giảm stress, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.

Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt…Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.

Mỗi ngày chỉ nên xông 1-2 lần, thời gian xông mỗi lần khoảng 10-20 phút: sau khi xông nên nằm nghỉ ngơi và uống thêm vài thảo dược phù hợp.

Trái gió trở trời - Spa gội đầu thảo dược Cỏ Thơm
Nồi thuốc xông với lá xả, vỏ bưởi và nhiều nguyên liệu khác

Lưu ý:

– Không xông cho người sốt ngoại cảm ra nhiều mồ hôi.

– Những người có chức năng hô hấp giảm, suy tim nặng không được xông.

– Trước khi đi ngủ, trước và sau khi ăn nửa giờ cũng không nên xông…

– Phụ nữ đang hành kinh không nên xông.

Xem thêm: Xông hơi mặt

2. Thảo dược

Những bài thuốc dùng trị cảm của Đông y, đa số là các thuốc dễ tìm, có thể có sẵn quanh vườn quanh nhà, hoặc có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc đông nam dược.

Nhìn chung, các bài thuốc giải cảm, giải quyết gần như triệt để gốc bệnh (nếu dùng đúng thuốc cho đúng bệnh) mà tương đối an toàn, dễ thực hiện…

Kết hợp xông thuốc và uống thảo dược thiên nhiên là phương thuốc rất tuyệt vời mà cha ông chúng ta đã để lại.

Ước gì mọi người đừng quên một thầy thuốc nhiều kinh nghiệm, đó là “Thiên nhiên”.

(Theo lương y Hoàng Anh Tuấn)

Spa gội đầu thảo dược Cỏ Thơm
Website: CoThomSpa.com
Facebook: facebook.com/CoThomSpa